Văn hóa Nhật hết sức quý trọng cái đẹp trong mọi thể hiện của đời sống: từ cái ăn, cái mặc, cái ở, đến sinh hoạt trong tự nhiên, gia đình, xã hội, và cả tâm linh.
Tất cả đều được nâng lên bình diện cao cả của một thứ đạo. Võ nghệ thì có cung đạo, kiếm đạo, hiệp khí đạo, nhu đạo, không thủ đạo, võ sĩ đạo… Văn nhã thì có hoa đạo, bồn tài (bonsai) thư đạo, cầm đạo, kỳ đạo, thi đạo, họa đạo, y đạo, trà đạo, thiền đạo, thần đạo… Trung gian còn có vũ đạo (múa), cổ đạo (đánh trống), cờ vây (go),…
Trong tất cả những thứ đó, có lẽ đặc trưng và nổi tiếng nhất là trà đạo (cha no yu) như một nghi thức nghệ thuật, văn hóa trong cả giao lưu và tĩnh tâm để tới trạng thái an nhiên bình dị nhất. Nghi thức uống trà được các thiền sư du nhập từ Trung Quốc vào đời Đường và lên tới đỉnh cao vào thế kỷ 19, trước khi Nhật mở cửa đón nhận văn minh phương Tây từ sự thúc ép của Đô đốc Hoa Kỳ là Perry năm 1853.
Tuy nhiên, nước Nhật với nền tảng là văn minh hải đảo biệt lập phía cực đông của châu Á nên chứa đầy những cực đoan và nghịch lý. Thiên tài của nước này không chỉ về sáng tạo mà là hấp thu, du nhập, biến cải và làm những thứ kia thành tận thiện, tận mỹ, tận tinh xảo. Ngày xưa đối với các nền văn minh Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ thì từ giữa thế kỉ 19 tới nay là văn minh phương Tây.
Tất cả những điều này chúng ta có thể nhìn thấy qua bức tranh thu nhỏ của văn hóa cà phê ở Nhật. Nhật biết đến cà phê đầu tiên là vào thế kỉ 19 khi những tàu thương lái của Hà Lan chở từ Java tới. Tuy nhiên quá thấm đẫm với văn hóa uống trà xanh lục nghiền vụn thành bột trong nghi thức đạm bạc của Thiền tông, Nhật vẫn hững hờ với thứ thức uống đen lạ lẫm này.
Cà phê thực sự chỉ bộc phát từ thập niên 1960. Sau khi thua trận Thế chiến 2 vào năm 1945, Nhật áp dụng chính sách khắc khổ để toàn dân vực dậy sau tro tàn tan hoang và sự chiếm đóng của Hoa Kỳ dưới quyền tướng Mac Arthur. Việc nhập khẩu cà phê bột ngừng lại cho mãi đến năm 1949 mới được bãi bỏ. Từ đó cà phê chỉ lan ra theo cách nhỏ giọt. Từ khoảng 1960 với trào lưu Hiện sinh và phong cách Paris của những quán cà phê văn nghệ sĩ trở thành thời thượng trong lớp thanh niên thị dân, nhất là sinh viên, học sinh.
Đến 1965, Nhật Bản là nước đầu tiên trên thế giới phát động kan kofi (canned coffee) gọi là Miracoffee tức là cà phê đóng vào lon của Công ty UCC Ueshima Coffe chỉ bốn năm sau với chiến dịch phát động tiếp thị quần chúng và thành công rực rỡ trong toàn quốc. Đến năm 1973 các máy bán tự động thức uống cả nóng và lạnh được đưa vào thị trường tiếp sau việc phát hành đồng tiền kim loại mệnh giá 100 yen thì việc quảng bá thực sự đạt mức đều khắp. Trước đó, cà phê hòa tan cũng là một phát minh của người Nhật.
Syphon là cách pha chế cà phê dựa trên nguyên lý thẩm thấu ngược, khởi nguồn từ Đức, đã du nhập đầu tiên vào Kyoto từ những năm 1950 và được người Nhật cải biến thành một nghệ thuật tuyệt vời. Ngày nay, quán cà phê Hanafusa tại Kyoto vẫn giữ nguyên phong cách cũng như dụng cụ pha chế syphon từ thời đó. Thời gian gần đây, kiểu pha chế này lại trở nên phổ biến như một cách làm thương hiệu và hình ảnh hiệu quả thể hiện phong cách pha chế điển hình của Nhật.
Trong số 3 quốc gia tiêu thụ cà phê nhiều nhất thế giới (Mỹ, Đức, Nhật) thì khẩu vị của người Nhật “nặng nhất”, thường tới 13 gr/tách espresso thông thường. Ở mỗi một vùng, khẩu vị cũng khác nhau, người Osaka uống nặng nhất, rồi tới Kyoto, Tokyo. Người Tokyo thích uống cà phê kiểu Mỹ, nhẹ hơn, chỉ khoảng 9-10 gr/tách. Cà phê espresso và cà phê tươi từ đầu thế kỷ 21 bắt đầu trở lại khi Nhật Bản bừng tỉnh với suy thoái kinh tế tài chính và thấy cần thay đổi cả văn hóa, phong cách sống vì tự do, hạnh phúc và sáng tạo.
Một du khách nước ngoài có thể sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng Nhật Bản là một trong những nước sử dụng café nhiều nhất thế giới. Và khi dạo qua những con đường của Tokyo trong vòng vài phút bạn sẽ nhanh chóng thấy nhiều điều thú vị hơn nữa.
Những cửa hàng café nối đuôi nhau dài bất tận. Từ những cái tên nổi tiếng trong ngành được quảng cáo bằng cách treo ở các trạm xe bus, xe điện, cho tới những thương hiệu mang cái tên đậm chất Nhật được những người lao động nghèo mang theo và đựng trong những bình lọc cũ.
Bạn có thể còn thấy hình bóng café ở những bảng hiệu được treo ở những tòa cao ốc hay ở những vỏ lon, vỏ chai bên vệ đường. Các máy bán café thì có mặt khắp nơi với những loại café pha sẵn . Và việc cất café trong nhà thì có ở khắp cả nước.
Các sản phẩm của những nhà cung cấp café đã có mặt ở mọi vùng, mọi miền của Nhật Bản. Có lẽ điều ngạc nhiên đầu tiên chính là việc buôn bán thức uống có vị đắng này phát triển nhanh hơn nhiều thức uống truyền thống mà người Nhật vẫn thường uống khi rảnh rỗi đó làtrà xanh.
Mặc dù phổ biến nhưng cafe lại có liên quan tới những người nước ngoài đến và làm việc tại Nhật. Giống như nhiều mặt hàng ngoại nhập khác. Café đến Nhật hàng trăm năm trước, nhưng thị trường café chỉ thực sự nở rộ và gây tiếng vang từ đầu những năm 1970,với sự ra đời của một trong số những chuỗi bán lẻ đầu tiên của người Nhật, Doutor.
Cùng thời gian ấy, nhiều nước Châu Âu và thế giới Ả Rập đã có nền văn hóa café chính thức từ trăm năm trước. Chúng ta đều biết, sự ra đời của café chứa nhiều chi tiết huyền bí và ly kì, có nhiều câu truyện khác nhau kể về việc tìm ra café. Nhưng có điều chắc chắn rằng, café có nguồn gốc từ Ethiopia. Sau đó lan sang những nước Ả Rập, và Châu Âu nhờ con đường thương mại.
Như đã nói ở trên café có quan hệ với những người nước ngoài và nền văn hóa café của Nhật còn rất non nớt. Do đó, thật khó khăn để so sánh chính xác nền văn hóa café của Nhật với những đất nước có truyền thống lâu đời như Thổ Nhĩ Kỳ, Yemen,Ý…
Khi café được phổ biến ở Nhật đó cũng là lúc mà nền kinh tế của nhật có những bước phát triển thần kì. Cũng không ngạc nhiên gì khi các cửa hàng bán café của Nhật thường phục vụ tầng lớp doanh nhân trong những buổi trò truyện trong phòng họp của họ.
Điều bạn khó có thể tìm thấy ở những cửa hàng bán café đó là mọi người cùng bàn tán về những câu chuyện thời sự nóng hổi, hay về tôn giáo, chính trị và những ý tưởng sáng tạo, hay việc mọi người vừa uống café vừa đánh cờ, chơi domino. Điều ấy là hết sức bình thường ở các quán café Phương Tây và Ả Rập dĩ nhiên là cũng ở cả Việt Nam.
Những quán cafe ở Nhật này được trang bị bàn ghế đàng hoàng để tạo thuận lợi cho những buổi nói chuyện thân mật và tán gẫu từ hàng trăm năm nay.
Giống như nhiều thứ khác ở Nhật, văn hóa café ở đây thay đổi nhanh chóng, khi những doanh nhân được gợi ý về việc hâm nóng café và pha trộn nhiều loại café, những yếu tố này cũng được chấp nhận và hòa hợp với văn hóa nhận bản. Những quán café mở cửa hằng ngày và vào cuối tuần để bạn bè gặp gỡ nhau bắt đầu trở nên phổ biến.